Hỏi & đáp – 8/2021

HỎI & ĐÁP – 8/2021

❶ PTĐ:

– Chào sư ạ. Sư cho con hỏi: định phát sinh do công phu quán cảm giác toàn thân khác định do công phu thiền định như thế nào ạ? Con nghĩ nó sẽ giúp con tinh tấn trong tu tập hàng ngày ạ!

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Muốn phát triển tinh tấn thì nên hỏi về các cách vun bồi tinh tấn. Nếu chưa có định thì nên hỏi cách tu để đạt định, nếu đã đạt định thì nên hỏi cách giữ định và phát triển tới các tầng định cao hơn, nếu đã đủ định để vun bồi tuệ thì nên hỏi cách tu tuệ từ tuệ minh sát thứ nhất lần lượt tới các tầng tuệ cao hơn. … v.v….

Nếu chỉ đặt câu hỏi vu vơ về các trạng thái kết quả so sánh các phương pháp kỹ thuật khác nhau để cho biết, để thỏa mãn tính hiếu kỳ thì tìm đọc sách vở của các phương pháp khác nhau có đầy rẫy khắp nơi. Sư không thể, và cũng không có thời gian trả lời mọi câu hỏi đã có giải thích kỹ lưỡng trong các nguồn thông tin tài liệu của các phương pháp khác nhau.

Nếu muốn học để tu tập cụ thể theo một lộ trình tu tập cụ thể thì nên hỏi những câu hỏi liên quan trực tiếp tới các nhân gần cần được gieo trồng, vun bồi, chăm sóc hàng ngày như đã nêu bên trên. Qua FaceBook chỉ có thể chỉ ra một số điều tối quan trọng cần hết sức chú ý, nêu rõ các nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp ích cho sự tu tập thực hành đúng đắn hàng ngày, chứ FB không phải là nơi thích hợp để dạy thiền, không phải nơi giải thích giải đáp mọi câu hỏi cho tất cả mọi người khi chưa có thông tin, hiểu biết về sự tu tập thực hành cụ thể của họ như thế nào.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

❷ NVH:

– Kính thưa Sư, con muốn hỏi Sư một vấn đề ạ:

Có ý kiến cho rằng tư duy giải thoát rốt ráo là phải nhàm chán cả ác pháp lẫn thiện pháp, vậy tư duy này có mâu thuẫn với pháp môn Bốn Chánh Cần của Đức Phật đã dạy (làm cho thiện pháp chưa sinh được sinh, thiện pháp đã có mặt được tăng trưởng) không ạ?

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Chớ có lẫn lộn giữa kết quả rốt ráo và con đường dẫn đến kết quả rốt ráo. Đó là cách hiểu và tu tập lộn ngược của những người mù đường. Bát Thánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn, chỉ có trong Pháp và Luật của Đức Phật Gotama. Trong Bát Thánh Đạo có chi phần “Chánh tinh tấn” giúp hành giả vun bồi phát triển các thiện pháp và diệt trừ đoạn tận các bất thiện pháp, chi phần này cùng bảy chi phần khác phải được tu tập vun bồi ở giai đoạn tu tập Bát Thánh Đạo hiệp thế và có mặt trong sát na thành tựu Đạo siêu thế. Vậy nên mọi diễn giải mâu thuẫn, trái ngược với những lời Phật dạy, mâu thuẫn, trái ngược với Bát Thánh Đạo đều là Tà giải dẫn đến Tà Đạo. Những vị đã đắc Đạo không khi nào giảng giải điều gì trái với những lời Phật dạy, trái với Bát Thánh Đạo. Hãy tránh xa các vị đắc Đạo rổm: họ tự huyễn hoặc bản thân và người khác. Nên tránh xa mọi loại tà giải cũng như nhưng người tuyên dạy những tà thuyết đó. Càng xa càng tốt.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

❸ BSV:

– Con chào sư ạ! Con xin vấn an sư ạ. Con vừa hành thiền thì chợt nhận thấy vấn đề này nên con xin phép được hỏi sư ạ.

Khi con hành thiền con nhận thấy rằng không có trí tuệ sinh khởi đúng không sư, mà trí tuệ chẳng qua chỉ là ngôn ngữ mình đặt tên cho dễ nói chuyện thôi đúng không ạ?

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Trí Tuệ nói đến trong tu tập thiền Minh Sát là Trực Giác (trực tiếp kinh nghiệm, trực tiếp thực chứng) bản chất sinh diệt tức vô thường khổ vô ngã của các hiện tượng (danh / sắc) đang xảy ra trên 6 cửa giác quan. Trí Tuệ Tu Tuệ này, tức Minh sát tuệ này không phải là Văn Tuệ, không phải là Tư Tuệ, không phải ngôn ngữ – ngôn ngữ xuất hiện là do Tưởng tri hoạt động gây nên.

🍀

– Mà khi hành thiền đến một luc nào đó sẽ thấy và biết đc thân, tâm và pháp vận hành xung quanh thân và tâm đó một cách rõ ràng và liên tục như nó đang là.

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Thấy biết “như thật” hay thấy biết “như nó đang là” = Thấy biết sắc pháp hoặc danh pháp đang sinh – diệt tức đang là vô thường – khổ – vô chính là Tuệ minh sát – Tu tuệ.

🍀

– Và cũng không có thể nào nói đc hay diễn tả được một cách cụ thể đúng ko sư? Mong sư chỉ bảo con với ạ!

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: ngôn từ không thể diễn tả đầy đủ bất kỳ một thứ gì, ví dụ như không từ ngữ nào có thể tả vị ngọt của bát canh cải nếu không nếm nó, không từ ngữ nào tả được cái đau thật sự là như thế nào, chỉ có thể tả chung chung đại khái thôi. Tuệ giác Minh sát không phải là ngôn từ – ngôn từ chỉ là phương tiện mô tả của tưởng tri giúp cho việc truyền thông giao tiếp giữa mọi người với nhau. Rất sai lầm nếu tin tưởng, chấp thủ những ngôn từ luận giải cao siêu xuất hiện trong tâm trí, nhầm tưởng cho đó là chân lý, sự thật trong khi thực chất chúng chỉ là sản phẩm do ảo giác của nhà ảo thuật hay bức tranh muôn màu của người họa sĩ như Đức Phật đã ví dụ trong các bài kinh thuyết giảng về tâm thức.

🍀

– Con cũng đã dần dần hiểu đc việc hành thiền này cần phải hướng tới nhận thức rồi thấy và biết được tam tướng vô thường,khổ não và vô ngã mà đức Phật đã chỉ dạy. Con xin hỏi sư cách nhận thức của con như vậy đã đúng hướng chưa ạ?

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Toàn bộ việc tu tập thiền Minh Sát Vipassana chỉ ngắn gọn trong việc tạo lập thói quen nhận biết sự sinh diệt (cũng tức là sự vô thường khổ vô ngã) của danh (các suy nghĩ, cảm thọ, hiểu biết) và của sắc (nóng lạnh, cứng mềm, màu mùi, vị, âm thanh) đang xảy ra liên tục trong từng sát na mà thôi. Thấy được bản chất sinh diệt – vô thường khổ vô ngã, thì sẽ nhàm chán, ly tham, không còn bám víu chấp thủ, dẫn đến giải thoát.

🍀

– Con biết rằng việc đọc kinh sách và nghe giảng pháp là cần thiết và vô cùng quan trọng tuy nhiên con nhận thấy rằng mình cần phải để kiến thức đó sang một bên và tự mình phải cảm nhận trên chính thân tâm của mình nên con xin mạo muội hỏi sư về những câu hỏi của chính con ạ ! Mong sư chỉ bảo con ạ.

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Sách vở, kinh sách, lời giảng giải hướng dẫn chỉ là tấm bản đồ, chỉ là đơn thuốc. Cần thực hành tức đi theo hướng dẫn ghi trên bản địa đồ thì mới tới được đích, hoặc như phải kiếm thuốc rồi uống thuốc như đã ghi trong đơn thuốc thì mới khỏi bệnh.

🍀

– Con cũng đã nghe rất nhiều các bài pháp của nhiều thiền sư nổi tiếng và cũng đã đọc các kinh sách khác nhưng càng đọc con càng thấy ra rất nhiều vấn đề:

* Vđ 1: Các bậc thiền sư đều đi theo đúng con đường đức Phật tuy nhiên mỗi vị đều có ngôn ngữ, đề tài, kiến giải khác nhau tùy theo cấp độ.

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Các bài giảng, hướng dẫn là các ý chung, tổng quát cho nhiều người cùng một lúc. Thực tế mỗi thiền sinh đều có căn cơ khác nhau, cần có hướng dẫn cụ thể cho mỗi người, cũng giống như bác sĩ chữa bệnh, cần linh hoạt điều chỉnh gia giảm thêm bớt các thành phần của thuốc cho phù hợp khi chữa bệnh cho mỗi người bệnh khác nhau.

🍀

* Vđ 2: Nghe rất hay và thấy đúng ạ nhưng không sài được ạ. Vì nếu mà hiểu và học thuộc rồi trở thành kiến thức thì là mọt sách và tâm tưởng luôn nghĩ cái gì mình cũng biết mà đem ra kiến giải và phân tích với người khác… => Ngã mạn sẽ rất cao

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc “Nghe hay và đúng” – đó không phải là những lời hướng dẫn thực hành thật sự, vì thực tế thực hành là phải lặp đi lặp lại một số trình tự nhất định cho đến khi thành thục trở thành thói quen suốt đời, do vậy những lời hướng dẫn thực hành đúng đắn thực sự rất dễ nhàm chán và buồn tẻ, chẳng hay ho thú vị gì khi suốt ngày, suốt tháng, suốt năm phải nghe và làm theo một số lời chỉ dẫn nhất định, nhưng nếu muốn tiến bộ trong pháp hành và thành tựu pháp hành thì bắt buộc phải tuân thủ nghiêm mật những lời hướng dẫn quen thuộc đó.

🍀

* Vđ 3: Kiến thức một lúc nào đó cần phải quên đi để tự mình thực hành con đường đức Phật.

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Kiến thức như đã nói ở trên chỉ là bản đồ hoặc đơn thuốc, cần thực hành để đi đến đích và uống thuốc để trị bệnh.

🍀

* Vđ4: Thấy ra đc thực tánh của các Pháp chính là thấy ra đc sự vô thường, khổ não và vô ngã của các Pháp đó đúng không ạ?

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Như đã được nói ở trên “thấy rõ” (hay “liễu ngộ”, “thể nhập”, “giác ngộ” … v.v…) được “thực tánh” (hay “bản chất”, “sự thật”, “chân lý “, “như nó đang là “, … v.v) đều không ra ngoài bản tính “sinh lên rồi diệt đi theo nhân duyên” (cũng chính là tam tướng Vô Thường – Khổ – Vô Ngã) của tất cả các pháp.

🍀

* Vđ 5: Khi quan sát thân, tâm của chính mình thì cần phải thấy đc chỉ có sắc pháp vận hành ở đó sự cử động của thân là do năng lượng vận hành (phong đại), sự nóng lạnh (là do hoả đại), sự cứng mềm (là do thổ đại) và sự ướt nhớt (là thủy đại). Thấy được ra sự thay đổi của Tâm khi phản ứng với Sắc pháp (Thân) và các pháp vận hành quanh nó. Thọ và pháp là sự vận hành tự nhiên của thân và tâm tự nó biết và thấy diễn ra rất nhanh nên ko thể nói đc và diễn tả được mà chỉ quan sát đc thôi.

Do vậy Thọ chỉ là đề mục để quan sát chứ không thể kiến giải đc và nó đến từ tự nhiên của mỗi người.

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc Trong mỗi một sát na “tinh tấn – chánh niệm – tỉnh giác” hành giả sẽ thấy rõ sự sinh diệt của sắc pháp (nóng lạnh – yếu tố lửa, cứng mềm – yếu tố đất, chuyển động – yếu tố gió … v.v…) và cũng thấy rõ sự sinh diệt của danh pháp (nhận biết, cảm thọ, ưa ghét, ý định, suy tư, diễn giải, sợ hãi, lo lắng, thích thú, bám chấp … v.v…). Như vậy sẽ thấy rõ sự sinh diệt của sắc pháp (thân) và sự sinh diệt của danh pháp (tâm) đang nhận biết, cảm thọ, tư duy về các sắc pháp (thân) cũng như về chính các danh pháp (tâm): ở đây chỉ có danh và sắc đang hoạt động thay đổi sinh diệt, không có ai, không một cá nhân nào đang có mặt cả. Đây là tuệ minh sát đầu tiên – Tuệ phân biện danh sắc có mặt giúp hành giả đoạn diệt “thân kiến” tức tà kiến về thân tâm này là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Sau đó hành giả dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư sẽ tiến bước vững chắc để phát triển vun bồi các Tuệ minh sát tiếp theo cho đến khi Đạo Quả chín muồi và thành tựu, bước vào dòng Thánh (Thánh Dự Lưu), không còn có thể tái sinh vào bốn đọa xứ Địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, atula và tối đa chỉ tái sinh bẩy kiếp trước khi trở thành bậc Thánh Alahán giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

🍀

– Từ trước đến giờ con luôn bị chấp vào ngôn từ nhất là từ ” trí tuệ”. Vì trước khi con biết đến phật giáo nguyên thủy thì sự mê tín luôn có ở trong con, sự dẫn dắt con đến PGNT bắt đầu từ câu hỏi ” trí tuệ là gì? Đến với phật giáo là đến với trí tuệ vậy mà chẳng thấy trí tuệ đâu => toàn là mê tín. Đức phật dạy ta cái gì để có trí tuệ? Trí tuệ đến từ đâu? Làm thế nào để có trí tuệ? Các câu hỏi này luôn trong đầu con xuốt bao nhiêu năm, cứ tìm rồi lại tưởng là thấy, rồi lại không thấy gì. Rồi lại thấy và có lúc thấy cái gì mình cũng biết hết ngã mạn từ đó rơi vào vòng tranh luận, so sánh, có cả coi thường người khác, bắt lỗi người rất nhanh. Và bây giờ giờ thì chẳng thấy trí tuệ đâu cả chỉ thấy sự kinh hãi với chính mình…

>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Khi nào có trí tuệ thật sự (Tu tuệ chứ không phải là Văn Tuệ hay Tư Tuệ) thì sẽ thấy cái hiểu biết ở nơi tâm trí ta thật sự nhỏ bé chẳng là cái gì cả, chỉ là một mớ những ảo tưởng mê mờ, những trí nhớ hỗn độn, được tạo nên bởi Tưởng tri và Thức tri chứ không phải bằng Tuệ tri. Khi thấy rõ mớ hỗn độn đó luôn thay đổi cuồn cuộn không dứt với tầng tuệ minh sát về sinh diệt thì hành giả sẽ có sự kinh hãi – đây cũng là một loại tuệ minh sát – về mọi thứ trong cuộc sống, và nếu tiếp tục tinh tấn thực hành đúng đắn dưới sự chỉ dẫn có bài bản theo lời Phật dạy thì sẽ vượt qua được giai đoạn tầng tuệ minh sát này để bước tiếp tới các tầng tuệ minh sát cao hơn, cuối cùng là Tâm Tuệ Đạo – Quả dẫn tới đích rốt ráo của giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Tham khảo thêm để định hướng tiếp tục thực hành:

Chắc chắn là ngay bây giờ sẽ chưa thể hiểu rõ hết những điều trình bày trong hai tài liệu trên, nhất là cuốn Thanh Tịnh Đạo vì mức độ thâm sâu chưa thể lĩnh hội đối với những hành giả chưa tu tập đủ viên mãn, nhưng dù sao đây cũng là bước đầu tiên thu thập các mảnh ghép để có được bức tranh toàn thể sau này. Cần hết sức kham nhẫn và tinh tấn.

🍀

– Con xin trình bày vài ý kiến của của con, mong sư chỉ giáo cho con ạ!

>> Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Bài viết liên quan

  • Chớ có tu lộn ngược, Web, FB
  • Vẫn có vẻ như nhiều người hiểu và tu lộn ngược, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ Vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Đàn gẩy tai trâu, Web, FB
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Hạnh nhẫn nhục dẫn đến Niết bàn, Web, FB
  • Chánh pháp toàn hảo, Web, FB
  • Pháp học, pháp hành và pháp thành, Web, FB
  • Phật pháp dành cho ai, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Có cần học thuộc lòng kinh điển không, Web, FB
  • Có phải vô ngã là không nên phân biệt, Web, FB
  • Phật giáo là gì, Web, FB
  • Tại sao không thể tin tưởng, nương tựa vào thần linh đấng tạo hóa, đấng sáng thế, Web, FB
  • Làm thế nào để thoát chuyện buồn phiền ngang trái, Web, FB
  • Tôi chấp nhận hay tôi buông bỏ có phải là giải thoát, Web, FB
  • Hồi hướng công đức phước báu tới thân nhân quá vãng như thế nào, Web, FB
  • Từ bi hỷ xả vô lượng có thể hiện Phật tính hay không❓, Web, FB
  • Phê phán ngoại đạo có nên chăng, Web, FB
  • Trả lời ngoại đạo, FB
  • Hâm mộ ngoại đạo, FB
  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, FB
  • Giả và thật, FB
  • 4 sự thuyết giáo chánh pháp, FB
  • Vị thầy hộ trì, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Quí vị thiền vì mục đích gì, Web, FB
  • Tu tập định-samādhi minh sát quán-vipassnā ngũ uẩn, Web, FB
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Theo thầy, Web, FB
  • Thầy & trò, Web, FB
  • Phó thác sinh mạng như thế nào, Web, FB
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • định (samādhi) là gì? Thế nào là con bò núi ngu ngốc?, Web, FB
  • Tập thể dục không thể đánh bại kẻ thù, Web, FB
  • Không chánh định không thể có bát thánh đạo, Web, FB
  • Mở rộng hiểu biết về chánh định là gì, Web, FB
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web, FB
  • Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập, Web, FB
  • Cảm giác khi tránh không tạo nghiệp bất thiện qua thân, khẩu, ý thật an tịnh hạnh phúc, Web, FB
  • Hiềm hận cần được trừ khử như thế nào, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 1/2, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 2/2, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p1/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p2/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p3/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p4/4, Web, FB
  • Kham nhẫn đến mức nào, bài 1, Web, FB
  • Kham nhẫn đến mức nào, bài 2, Web, FB
  • You and me – bạn và tôi, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

📺📺 Video rải tâm từ, Youtube

  • Niệm chết như thế nào, Web, FB
  • Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
  • Thân hành niệm, Web, FB
  • Cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác như dập lửa cháy đầu để làm gì, Web, FB
  • Hạnh nhẫn nhục dẫn đến Niết bàn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
  • Kiên trì hướng tâm vào việc phát triển đức tinh tấn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2: 11 cách để phát sanh tinh tấn), Web, FB
  • Duy trì việc quan sát cái đau, sự nóng bức, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Chế ngự tâm trạo cử – tâm chán nản – tâm hôn trầm, Web, FB
  • Thế nào là tám pháp đối trị dã dượi buồn ngủ, Web, FB
  • (09) đối trị đau nhức và buồn ngủ, Archive
  • Đến như thế nào là không biết đủ đối với thiện pháp, Web, FB
  • Thánh lạc và phi thánh lạc khác nhau như thế nào, Web, FB
  • Hiện tại lạc trú là gì, Web, FB
  • Cả tin, dễ dãi, nông cạn, hồ đồ, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB