Chánh niệm là gì

CHÁNH NIỆM LÀ GÌ❓

(Sumangala Bhikkhu Viên Phúc)

–––––––––––––––––––––––––

– LT: Dạ thưa Sư, con có một câu hỏi Sư có thể chỉ bảo con được không ạ? Con có tìm thể trên Facebook Sư nhưng chưa tìm được đáp án

… Con thấy có một số ý kiến cho rằng Chánh niệm có thể đạt được khi đang hút thuốc, uống rượu, xem phim, nghe nhạc,…

điều này liệu có vấn đề gì không thưa Sư?

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

🔹 KHÔNG PHÍ THỜI GIAN VÀO NHỮNG NGUỒN THÔNG TIN KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY.

–––––––––––––––––––––––––

Không phải “làm gì biết nấy” là Chánh niệm. Con bò khi nó đi, khi nó ăn, nó cũng biết nó đang đi, nó cũng biết nó đang ăn, nhưng chắc chắn đó không phải là Chánh niệm. Khi rửa bát có sự chăm chú vào việc rửa bát thì bát được rửa sạch, chứ “làm gì biết nấy” như vậy suốt đời cũng không thể có trí tuệ dẫn đến giác ngộ giải thoát – đó không phải là Chánh niệm.…

Đức Phật không nói những điều như vậy về Chánh niệm, các bậc Thánh tăng không nói những điều như vậy về Chánh niệm. Còn trong thiên hạ thì có đủ mọi hạng người, họ có thể nói đủ mọi điều thượng vàng hạ cám, và trong trường hợp này họ đảo điên lẫn lộn Chánh niệm với Tà niệm – và với tà trí như vậy thì chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên khi nghe họ nói rằng Chánh niệm có thể đạt tới khi đang sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo… ⇛⇛⇛ Vậy người có trí nên dành thời gian suy xét, học và làm theo những lời giảng dạy của Bậc Toàn trí, của các bậc Thánh tăng (ghi lại trong Tam Tạng Kinh Điển), hay sẽ phung phí thời gian vào ý kiến của những người phàm phu hạ liệt đầy rẫy trong thiên hạ?

🔹 KHÔNG GIỮ GIỚI, CON ĐƯỜNG TÁI SINH LÀM NGƯỜI VÀ CHƯ THIÊN BỊ ĐOẠN TIỆT.

–––––––––––––––––––––––––

Nếu có người vì thiếu Chánh niệm Tỉnh giác, không thu thúc thân – khẩu – ý mà phạm giới, thì nếu Chánh niệm có quay trở về với người đó, có mặt trong thời khắc đó, thì biểu hiện đầu tiên của Chánh niệm sẽ là ngăn chặn thân, khẩu không phạm giới ⇛⇛⇛Người đó sẽ ngay lập tức tác ý tránh xa việc phạm giới, trong tâm người đó sẽ có hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi được khởi sinh, và người đó biết sám hối để không tái phạm.

“Ngũ giới bất trì Nhân, Thiên lộ triệt”: không giữ giới là con đường đi thẳng xuống bốn đọa xứ Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ, Atula, hoàn toàn không có cơ hội làm người hoặc chư thiên, và như vậy đồng nghĩa với việc không có cơ hội gặp, nghe và thực hành Chánh pháp dẫn đến giác ngộ giải thoát khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác hiện khởi trên thế gian.

Vì vậy để tránh si mê đắm chìm trong dục lạc, việc uống rượu và nghiện ngập các chất say, nghe nhạc…cùng các giới luật khác như tác ý tránh xa sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo… đã được Đức Phật toàn trí chế định ngăn cấm để giúp người có trí vun bồi giới hạnh, gìn giữ thân khẩu trong sạch làm nền tảng căn bản để thanh tịnh tâm (vun bồi Chánh Định), để phát triển Tuệ giác (Minh sát Tuệ cho đến Đạo tuệ) cắt đứt mọi gốc rễ Tham – Sân – Si không còn dư sót, dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi trong Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

🔹 CHÁNH NIỆM KHỞI SINH TỪ ĐÂU❓

–––––––––––––––––––––––––

Trong Trung Bộ Kinh – 117. Ðại kinh Bốn mươi, Đức Phật có giảng rằng Chánh niệm (tức Tứ niệm xứ satipaṭṭhāna) khởi sinh từ Chánh tinh tấn:

“… Chánh tư duy, này các Tỷ–kheo, do chánh kiến, được khởi lên.

Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên.

Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên.

Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên.

Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên.

Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên.

Chánh định do chánh niệm được khởi lên.

Chánh trí do chánh định được khởi lên.

Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên.…”

[https://suttacentral.net/mn117/vi/minh_chau ]

Và chúng ta cần biết rõ ràng rằng Chánh tinh tấn tức là nỗ lực làm phát sinh, làm phát triển các thiện pháp, và nỗ lực ngăn chặn, diệt trừ các ác, bất thiện pháp. Do vậy với những người không có Chánh tinh tấn để giữ giới ngăn chặn các ác, bất thiện pháp thì Chánh niệm không thể sinh khởi, không thể có mặt.

“Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn?

❶ Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

❷ Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

❸ Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

❹ Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.” [Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Tứ niệm xứ]

🔹 CHÁNH NIỆM LÀ GÌ❓

–––––––––––––––––––––––––

Nói tóm tắt ngắn gọn thì Chánh niệm sammāsati là Tứ niệm xứ satipaṭṭhāna – con đường duy nhất dẫn đến Niết Bàn.

Nhưng để có hiểu biết đầy đủ và đúng đắn lời Phật dạy về Chánh niệm chúng ta cần phải trả lời đầy đủ, rõ ràng và cụ thể 6 câu hỏi liên quan đến Chánh niệm – căn cứ trên những lời giảng dạy của chính Đức Phật bậc Toàn trí Chánh Đẳng Giác trong Đại kinh Tứ Niệm Xứ – đó là:

❶ Chánh niệm về cái gì❓

[Đề mục của Chánh niệm là gì❓]

– Chánh niệm về sự sinh, sự diệt, sự sinh và diệt [Samudayadhamma – vayadhamma samudayavayadhamma] của thân, thọ, tâm, pháp, tức của danh và sắc, tức của chân đế hữu vi.

❷ Chánh niệm ở nơi đâu❓

[Chỗ nào có thể an trú Chánh niệm❓]

– Ở trên thân, trên thọ, trên tâm, trên pháp [kāye – vedanāsu – citte – dhammasu]. Ở bên trong (nội), ở bên ngoài (ngoại), ở bên trong bên ngoài (nội ngoại) [ajjhattaṁ – bahiddhā – ajjhattabahiddhā].

❸ Chánh niệm khi nào❓

[Lúc nào có thể vun bồi Chánh niệm❓]

– Khi thở vô, khi thở ra;

– Khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm;

– Khi bước tới, khi bước lui;

– Khi ngó tới, khi ngó lui;

– Khi co tay, khi khi duỗi tay;

– Khi mang áo Tăng–già–lê, khi mang bát, khi mang y;

– Khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm;

– Khi đi đại tiện, khi đi tiểu tiện;

[Bất cứ khi nào trừ khi ngủ]

❹ Chánh niệm như thế nào❓

[Muốn Chánh niệm phải làm như thế nào❓]

⑴ – Quán sát đi, quán sát lại [anupassī = anu lặp đi lặp lại + passī quán sát ghi nhận]:

⑵ – Nhiệt tâm [ātāpī = nhiệt tâm thiêu đốt các ác bất thiện pháp = tứ chánh cần];

⑶ – Tỉnh giác [sampajāno = tỉnh giác = hiểu biết về lợi ích, về thích hợp, về hành xứ, về bản chất thực tính pháp];

⑷ – Niệm [satimā = chú tâm niệm nhớ đến thân – thọ – tâm – pháp (tức danh – sắc / ngũ uẩn = chân đế hữu vi) trong sát na hiện tại cùng ba yếu tố nêu bên trên = Chánh niệm].

❺ Chánh niệm để làm gì❓

[Mục đích hay lợi ích của Chánh niệm là gì❓]

– Để chế ngự mọi tham – ưu trên đời.

– Để sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời.

– Để đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu – bi, diệt trừ khổ – ưu, thành tựu chánh lý (Đạo), chứng ngộ Niết bàn (Quả).

– Một là chứng Chánh trí [Alahán Quả] ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng Quả Bất hoàn.

❻ Thời gian cần thiết để thành tựu viên mãn Chánh niệm (Tứ niệm xứ Satipaṭṭhāna)❓

[Cần phải tu tập Chánh niệm bao lâu để đạt được kết quả❓]

– Tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong 7 năm… cho đến trong 7 ngày >> có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

–––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH

–––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn.

Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

① sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

② sống, quán cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

③ sống, quán tâm trên các tâm nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

④ sống, quán pháp quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

–––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

① sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

② sống, quán cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

③ sống, quán tâm trên các tâm nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

④ sống, quán pháp quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

–––––––––––––––––––––––––

… Lại nữa, này các Tỷ keo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: “Tôi đi”;

hay đứng, tuệ tri: “Tôi đứng”;

hay ngồi, tuệ tri: “Tôi ngồi”;

hay nằm, tuệ tri: “Tôi nằm”.

Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân.

Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân.

“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo, khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm.

Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm.

Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm.

Khi mang áo Sanghàti (Tăng–già–lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm.

Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm.

Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm.

Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân.

Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.

“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

–––––––––––––––––––––––––

… Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ.

Hay sống quán tánh sanh khởi trên các thọ; hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ.

“Có thọ đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ.

–––––––––––––––––––––––––

… Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm.

Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm.

“Có tâm đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm.

–––––––––––––––––––––––––

… Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp.

Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp.

“Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp.

–––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm … trong năm năm … trong bốn năm … trong ba năm … trong hai năm … trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ–kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng … trong năm tháng … trong bốn tháng … trong ba tháng … trong hai tháng … trong một tháng … trong nửa tháng … vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ–kheo, không cần gì nửa trngg, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn.

Ðó là Bốn Niệm xứ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Tứ niệm xứ

Cầu mong cho quý đạo hữu có được những hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về Chánh niệm theo lời Phật dạy, để có thể thực hành đúng đắn, gặt hái được kết quả thiết thực ngay trong kiếp sống này để sớm đạt tới giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi trong Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Bài viết liên quan

  • Tứ niệm xứ – cattāro satipaṭṭhānā, Web Link
  • Đây là con đường độc nhất dẫn đến Niết Bàn, Web, FB
  • Tu tập chỉ (samatho) và quán (vipassanā) vì mục đích gì?, Web Link
  • Chỉ & Quán – Samatha & Vipassana, Web, FB
  • Hai loại thiền (jhāna) [jhāna = sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, (hoặc ngũ thiền) = mức độ định], Web Link
  • Phân biệt giữa chỉ (samatha) & định (samadhi), Web Link
  • Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh, Web, FB
  • Để có kết quả “chế ngự tham – ưu trên đời” dẫn đến chứng ngộ niết bàn thì cần tu tập thực hành gieo nhân gì trong đời sống hàng ngày?, Web Link
  • Thiền sư mahasi – thiền minh sát tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā, Web Link
  • Làm thế nào phát triển tuệ minh sát?, Web Link
  • Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ?, Web Link
  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát Vipassnā, Web, FB
  • Liệu có thể thực hành thiền minh sát vipassanā mà không cần học tỉ mỉ vi diệu pháp (abhidhamma), và pháp duyên khởi (paṭiccasamuppāda) không?, Web Link
  • Thực hành bát chánh đạo thông qua thực hành thiền tập minh sát tứ niệm xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā, Web, FB
  • Thiền minh sát Vipassana và Tứ diệu đế, Web, FB
  • Thực hành minh sát tứ niệm xứ tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā để thành tựu thất giác chi như thế nào?, Web Link
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Đôi lời nhắn nhủ sách tấn tới một vị hành giả tầm cầu giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát Vipassnā, Web, FB
  • Tránh đẽo cày ở ngã tư đường!, Web Link
  • Vấn đáp về thiền minh sát – by sayadaw u silananda , Web Link
  • Thiền tập, Web Link
  • Chuẩn bị tâm thái trước khi hành thiền, Web, FB, Youtube
  • Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập, Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ minh sát vipassana – thiền hành & thiền tọa, Web Link
  • Phá vỡ khái niệm chế định – tục đế
  • Thể nhập bản chất thực tại – chân đế, Web Link
  • Thiền hành trong khóa tu tại tuệ đức, sg, Web Link
  • Covid 19 – phong tỏa tại gia: chúng ta có thể làm những gì góp phần diệt trừ dịch bệnh tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác?, Web Link
  • Lưu ý khi thực tập thiền hành, Web Link
  • Thiền hành – pháp thoại, Youtube
  • Lợi ích của thiền hành, Web, FB
  • Ăn trong thiền quán, Web, FB
  • Mahasi sayadaw vipasana meditation instructions
  • Hướng dẫn thực hành thiền minh sát vipassana by Tharmaneykyaw Sayadaw
  • English version. Youtube
  • Phần 1 – thực hành thiền minh sát tứ niệm xứ quan trọng như thế nào? (ngài thiền sư Ta-ma-nê-chô – Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa) ), Web Link
  • Pháp thoại trực tuyến online 2021, Web Link
  • Thiền sư ta-ma-nê-chô và cuốn sách “phỏng vấn thiền sư Mahasi” về thiền minh sát vipassana, Web Link
  • Sayadaw Tharmanaykyaw U Dhammika – abhivamsa được trao tặng danh hiệu cao quí: Aggamahāganthavācakapaṇḍita, Web Link
  • Có bao nhiêu nghĩa của câu “con đường độc nhất (duy nhất)” trong bài kinh tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna sutta)?, Web Link
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì?, Web Link
  • Hộ trì cho mình, hộ trì người khác (độ mình tức độ người), Web Link
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
  • Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ Vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Như thế nào là hiểu biết một cách như thật❓thấy như chúng đang là❓, Web, FB
  • Như nó đang là!, Web Link
  • Tập trung vào đề mục chính để vun bồi phát triển định trong tu tập thực hành thiền minh sát vipassnā tứ niệm xứ, Web, FB
  • Cảm thọ – yếu tố tối quan trọng trong thiền tập minh sát tứ niệm xứ, Web Link
  • Tưởng – saññā là gì? minh sát về tưởng như thế nào?, Web Link
  • Vô Thường Tưởng được tu tập như thế nào? Để đạt được mục đích gì?, Web
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn = sắc + thọ + tưởng + hành + thức = vô thường = khổ = vô ngã, Web Link
  • Kham nhẫn – Patience, Web
  • Cái gì là vị ngọt – sự nguy hiểm – sự xuất ly? , Web Link
  • Từ bỏ (từ bỏ những gì? từ bỏ đem lại cái gì? từ bỏ là thế nào?), Web Link
  • 5 uẩn x 4 tà kiến, Web
  • Tất cả là vô thường – vô thường là khổ – khổ là vô ngã – vô ngã là “cái này không là của tôi, cái này không là tôi, cái này không là tự ngã của tôi.”, Web Link
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
  • Mười tám tuệ quán minh sát chính atthārasa mahāvipassanā là gì?, Web Link
  • Cần phải vượt qua ánh sáng của tự do như thế nào?, Web Link
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Không xa rời trú xứ an toàn, Web Link
  • Suy nghĩ quá nhiều = tạo ra những vấn đề ảo tưởng, mơ hồ thậm chí không thể xảy ra ở đó., Web Link
  • Không than việc đã qua, Không mong việc sắp tới, Sống ngay với hiện tại., Web
  • Bài học về chú tâm cảnh giác, thu thúc lục căn, để khỏi trôi lăn trong sinh tử luân hồi, Web Link
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Đại thiền sư mogok: lược đồ lý duyên sanh (paṭiccasamuppāda) , Web Link
  • Sinh – diệt và niết bàn?, Web Link
  • Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
  • “tu tập và phát triển thái độ không bám níu, không chấp trước vào bất cứ cái gì trên đời này” là tu tập cái gì? như thế nào?, Web Link
  • Luyện tập tỉnh giác trong việc “đi tới” và “đi lui” như thế nào?, Web Link
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web
  • Vai trò của sát na định – khaṇika samādhi trong thiền minh sát vipassanā, Web Link
  • Pháp âm: “yếu pháp tu tập tuệ giải thoát”, Web Link
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Quán pháp – tứ thánh đế: thực hành tu tập định – tuệ hiệp thế dẫn đến định – tuệ siêu thế như thế nào?, Web Link
  • Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ, chúng ta có thể lựa chọn cách phản ứng., Web Link
  • Từ bỏ (từ bỏ những gì? từ bỏ đem lại cái gì? từ bỏ là thế nào? ), Web Link
  • Buông bỏ nhiều – an lạc nhiều, buông bỏ hoàn toàn – an lạc tối thượng niết bàn., Web Link
  • Đoạn tận tham sân si bằng cách nào?, Web
  • Ngũ uẩn là gì, Web, FB
  • Audio bài giảng
  • (46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive
  • (47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó., Archive
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn = sắc + thọ + tưởng + hành + thức = vô thường = khổ = vô ngã, Web Link
  • Kham nhẫn – Patience, Web
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 4/6 – như lý tác ý, Web, FB
  • Như lý tác ý: có bao nhiêu cách quán vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn trong thực hành tu tập hàng ngày, Web
  • (48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive
  • Cần như lý tác ý, Web, FB
  • Cái gì là vị ngọt – sự nguy hiểm – sự xuất ly, Web, FB
  • Làm thế nào phát triển tuệ minh sát? (như lý tác ý ngũ thủ uẩn), Web Link
  • Như nó đang là!, Web Link
  • 5 uẩn x 4 tà kiến, Web
  • Hiện tại lạc trú là gì, Web, FB
  • Trí tuệ và từ bi, Web
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB

Sayādaw U Sīlānanda – Myanmar.

  • ① thuyết anatta-vô ngã trong phật giáo, Web Link
  • ② vô ngã là vô thường & khổ, Web Link
  • ③ vô ngã: hiểu biết đúng đắn và hiểu biết sai lầm, Web Link
  • Anata – vô ngã là gì, Web, FB
  • Who am I, ta là ai, Web, FB
  • Thấy chỉ là thấy, Web, FB
  • Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
  • Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB
  • Hết luân hồi thì đi đâu? (xưa cũng như nay, như lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ.), Web Link
  • Hỏi và đáp về linh hồn, thức, cái biết, xuất gia, Web Link
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • 8 pháp vi diệu chưa từng có, Web, FB
  • Thần dược: “Nói lời tốt lành – Nghĩ điều chân chính – Làm việc hướng thượng”, Web
  • Thần chú siêu thoát, Web
  • Trí tuệ và từ bi, Web,  Web Link
  • Người hoàn toàn mới đến với Đạo Phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Lộ trình tu tập đoạn tận sanh già chết là gì? (các bước thực hành cụ thể dẫn đến siêu thoát tam giới – chứng ngộ niết bàn), Web Link
  • Lội cắt ngang dòng sông ma vương qua bờ bên kia một cách an toàn như thế nào? 11 pháp cần vun bồi đầy đủ để có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong pháp và luật là gì?, Web Link
  • Hãy quay về học và hành nền tảng cơ bản phật giáo, chớ có viển vông há miệng chờ sung., Web Link
  • Giác ngộ thình lình? (hoát nhiên đại ngộ?), Web Link
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Gieo nhân lành sẽ gặt quả lành – càng sớm càng nhiều càng tốt. (trẻ em nên bắt đầu từ đâu?), Web Link
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Trau dồi tâm (bhāvanā -thiền tập) là chữa bệnh tâm loạn, Web Link
  • Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào❓ (lời phật về ái dục – taṇhā: kinh pháp cú – dhammapada – bài 1), Web
  • 7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì? (thất giác chi), Web Link
  • Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp?, Web Link
  • Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm., Web Link
  • Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2 tiếp theo), Web Link
  • Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ sáu: định, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB
  • Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web
  • Pháp thoại hướng dẫn thiền sinh việt nam tu tập thiền minh sát vipassana tại thiền viện tharmanakyaw mahagandhayon monastery, yangon, myanmar, 18 – 23/5/2018 bởi sumangala bhikkhu viên phúc. Youtube
  • ⑴ niệm và trạch pháp giác chi, Youtube
  • ⑵ tinh tấn giác chi https://youtu.be/9uk1spgjfsm
  • ⑶ hỷ giác chi, Youtube
  • ⑷ thư thái và định giác chi, Youtube
  • ⑸ xả giác chi, Youtube
  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Kẻ ngu – người thông minh – bậc hiền trí, Web Link
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Thời gian có hay không?, Web Link
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kinh 7 trạm xe (sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của thế tôn:
  • Cái gì là mục đích? cái gì là phương tiện?), Web Link
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và Manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Chớ có tu lộn ngược, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Thuận theo tự nhiên nào, Web, FB
  • Đức phật dạy về hành động và không hành động? hay “mặc kệ nó ” – để tự nhiên cho các pháp tự vận hành?, Web Link
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Thiền tập, Web Link
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Vị thầy hộ trì, Web, FB
  • Thầy & trò, Web, FB
  • Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
  • Pháp học & pháp hành
  • Tích truyện tôn giả nhất cú & tôn giả cùla-panthaka, Web Link

Bài viết trên Facebook, 22/7/3023