Thế Nào Là Nghiệp Trọng Yếu
[lwptoc]
Thế Nào Là Nghiệp Trọng Yếu
(Garukakamma)
***********************
Loại nghiệp nào có nhiều năng lực nhất, chắc chắn có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau kế tiếp, mà không có nghiệp nào có thể ngăn cản được, loại nghiệp ấy gọi là nghiệp trọng yếu.
Đó là tác ý tâm sở đồng sinh với tâm tham hợp với tà kiến trực tiếp tạo ác nghiệp tà kiến cố định (niyatamicchādiṭṭhikamma),
đó là tác ý tâm sở đồng sinh với tâm sân trực tiếp tạo 5 ác nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma),
và đó là tác ý tâm sở đồng sinh với 5 sắc giới thiện tâm, 4 vô sắc giới thiện tâm.
Các loại nghiệp này gọi là loại nghiệp nặng, nghiệp trọng yếu.
Nghiệp trọng yếu (garukakamma) có 2 loại:
1.1 Ác nghiệp trọng tội (akusala garukakamma) có 2 loại: Ác nghiệp tà kiến cố định (niyatamicchādiṭṭhikamma) và 5 ác nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma).
1.2 Thiện nghiệp trọng yếu (kusala garukakamma) có 2 loại: 4 vô sắc giới thiện nghiệp và 5 sắc giới thiện nghiệp.
1.1 Ác Nghiệp Trọng Tội
Ác nghiệp trọng tội có 2 loại:
a– Ác nghiệp tà kiến cố định (niyatamicchādiṭṭhikamma).
b– 5 ác nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma).
a) 3 Ác nghiệp tà kiến cố định
Natthikadiṭṭhi: Vô quả tà kiến.
Ahetukadiṭṭhi: Vô nhân tà kiến.
Akiriyādiṭṭhi: Vô hành tà kiến.
* Vô quả tà kiến nghĩa là tà kiến thấy sai, chấp lầm cho rằng: “Không có quả của ác nghiệp, không có quả của thiện nghiệp. Người đã có tác ý tạo ác nghiệp xong, rồi không có quả khổ của ác nghiệp, không cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh). Hoặc người đã có tác ý tạo thiện nghiệp xong, rồi cũng không có quả an lạc của thiện nghiệp, không cho quả tái sinh trong cõi thiện giới (cõi người, các cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới), chết rồi là hết, không tái sinh kiếp sau trong cõi nào cả”. Tà kiến này còn gọi là đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) chết rồi là hết, không có tái sinh kiếp sau trong cõi nào cả.
Người có vô quả tà kiến này là người phủ nhận quả của ác nghiệp, quả của thiện nghiệp, cũng có nghĩa là phủ nhận nhân ác nghiệp, nhân thiện nghiệp.
* Vô nhân tà kiến nghĩa là tà kiến thấy sai, chấp lầm rằng: “Chúng sinh đang chịu mọi cảnh khổ, hoặc đang hưởng mọi sự an lạc. Đó là điều tự nhiên, không phải do từ nhân nào, duyên nào nghĩa là không do từ ác nghiệp hoặc thiện nghiệp nào cả”.
Người có vô nhân tà kiến này là người phủ nhận nhân là ác nghiệp, nhân là thiện nghiệp, cũng có nghĩa là phủ nhận quả của ác nghiệp, quả của thiện nghiệp.
* Vô hành tà kiến nghĩa là tà kiến thấy sai, chấp lầm rằng: “Mọi hành động ác do thân, khẩu, ý không tạo nên ác nghiệp; và mọi hành động thiện do thân, khẩu, ý cũng không tạo nên thiện nghiệp”.
Ví như tự mình sát sinh, hoặc sai khiến người khác sát sinh; tự mình trộm cắp, hoặc sai khiến người khác trộm cắp… đều không tạo nên ác nghiệp. Cũng như vậy, tự mình bố thí, giữ giới trong sạch, hành thiền… không tạo nên thiện nghiệp. Làm tội không có tội, làm phước không có phước.
Người có vô hành tà kiến này là người phủ nhận nhân là ác nghiệp, nhân là thiện nghiệp và phủ nhận quả của ác nghiệp, quả của thiện nghiệp.
Như vậy, vô nhân tà kiến, vô quả tà kiến, vô hành tà kiến gọi là ác nghiệp tà kiến cố định.
Người nào có ác nghiệp tà kiến cố định này, sau khi người ấy chết, chắc chắn chỉ có ác nghiệp tà kiến cố định mới có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi đại địa ngục Avīci mà thôi, phải chịu khổ trong cõi địa ngục này suốt thời gian lâu dài trải qua vô số đại kiếp trái đất, khó thoát ra khỏi cõi địa ngục ấy.
2 Hạng Người Có Tà Kiến Cố Định
1– Hạng người có tà kiến cố định sống biết tuân thủ theo pháp luật nhà nước. Tuy họ không tin nghiệp và quả của nghiệp, song họ biết sợ vi phạm pháp luật, cho nên, họ có thể hành động mọi việc ác mà không phạm pháp. Ví như: Họ xin phép nhà nước mở lò giết gia súc, giết gia cầm để bán thịt; xin phép làm xưởng đúc súng, đúc đạn để giết người, v.v…
2– Những hạng người có tà kiến cố định sống phạm pháp như lập bè, lập đảng đi cướp của giết người; chúng có thể hành động bất cứ mọi việc ác mà không biết sợ tội lỗi.
2 hạng người này có tà kiến cố định không tin nghiệp và quả của nghiệp, cho nên họ thường hành việc ác hơn là việc thiện. Khi họ đã tạo nên bất thiện nghiệp (ác nghiệp) dù tội nặng đến đâu đi nữa, họ cũng không bao giờ biết ăn năn hối lỗi, không từ bỏ điều ác, không làm điều thiện; không từ bỏ điều tà, không làm điều chánh….
Do đó, ác nghiệp tà kiến cố định là trọng tội, không có tội lỗi nào sánh được.
b) 5 ác nghiệp vô gián
– Ác nghiệp giết cha.
– Ác nghiệp giết mẹ.
– Ác nghiệp giết bậc Thánh Arahán.
– Ác nghiệp làm bầm máu bàn chân của Đức Phật.
– Ác nghiệp chia rẽ chư Tỳ khưu Tăng.
5 ác nghiệp này gọi là ác nghiệp vô gián, bởi vì người nào tạo 1 trong 5 ác nghiệp này, sau khi người ấy chết, chắc chắn chỉ có ác nghiệp này mới có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci mà thôi; không có nghiệp nào khác có thể ngăn cản được. Nghĩa là kiếp hiện tại chết, ác nghiệp này liền sinh quả tái sinh kiếp kế tiếp ngay, không có gián đoạn. Do đó, ác nghiệp này gọi là ác nghiệp vô gián.
Tính Chất Của 5 Ác Nghiệp Vô Gián
Giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán, làm bầm máu bàn chân của Đức Phật, chia rẽ Tỳ khưu Tăng đó là ác nghiệp vô gián. Người phạm 1 trong 5 ác nghiệp vô gián này, sau khi người ấy chết, chắc chắn chỉ có ác nghiệp vô gián ấy có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci mà thôi. Do đó ác nghiệp này, gọi là ác nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma).
Người phạm ác nghiệp vô gián không hẳn là người có tà kiến cố định, mà chỉ là người hành động do năng lực của tâm sân, chắc chắn có tâm si trong khi hành ác nghiệp vô gián ấy.
Vốn không phải là người có ác nghiệp tà kiến cố định, cho nên, sau khi đã phạm ác nghiệp vô gián xong, rồi người ấy biết ăn năn hối lỗi, biết sám hối tội lỗi của mình đã phạm, từ đó, người ấy từ bỏ mọi ác nghiệp, cố gắng tạo một số thiện nghiệp, nhưng chỉ có thể tạo được dục giới đại thiện nghiệp mà thôi, chắc chắn không thể tạo được sắc giới thiện nghiệp, vô sắc giới thiện nghiệp, và Siêu tam giới thiện nghiệp, không thể chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả nào cả. Bởi vì, ác nghiệp vô gián có khả năng đặc biệt ngăn cản mọi thiện nghiệp ấy. Sau khi người ấy chết, chắc chắn chỉ có ác nghiệp vô gián có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci mà thôi.
Trường hợp sau khi tạo ác nghiệp vô gián, người ấy đã phát sinh thiện tâm biết ăn năn hối lỗi, biết sám hối tội lỗi của mình, đã từ bỏ mọi ác nghiệp, cố gắng tạo những dục giới đại thiện nghiệp. Tuy không thể tránh khỏi tái sinh trong cõi đại địa ngục, do bởi ác nghiệp vô gián, nhưng đến khi mãn hạn quả của ác nghiệp vô gián ấy, được thoát ra khỏi cõi địa ngục, do nhờ thiện nghiệp cho quả tái sinh trở lại làm người, người ấy có thể tạo được mọi thiện nghiệp mà không có nghiệp nào ngăn cản được nữa.
* Như trường hợp Tỳ khưu Devadatta đã từng tạo ác nghiệp vô gián, đó là ác nghiệp chia rẽ chư Tỳ khưu Tăng và ác nghiệp làm bầm máu bàn chân của Đức Phật.
Khi bị lâm bệnh nặng, trước lúc chết Tỳ khưu Devadatta nằm trên giường, bảo nhóm đệ tử khiêng Tỳ khưu đến ngôi chùa Jetavana để hầu đảnh lễ sám hối Đức Phật, và kính xin nương nhờ nơi Đức Phật.
Đến gần ngôi chùa Jetavana, nhóm đệ tử đặt cái giường xuống nghỉ cạnh cái hồ để tắm rửa Tỳ khưu Devadatta cho sạch sẽ trước khi đến hầu đảnh lễ Đức Phật.
Tỳ khưu Devadatta vừa bước xuống giường, đôi bàn chân vừa chạm mặt đất, ngay khi ấy mặt đất nứt ra làm đôi, rồi hút Tỳ khưu Devadatta vào trong lòng đất. Tỳ khưu Devadatta liền chắp hai tay đưa lên quá đầu xin sám hối Đức Thế Tôn, và kính xin nương nhờ nơi Đức Thế Tôn. Sau khi Tỳ khưu Devadatta chết, chính ác nghiệp vô gián chia rẽ Tỳ khưu Tăng ấy có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu hành hạ thiêu đốt suốt 100 ngàn đại kiếp trái đất.
Đức Phật thọ ký xác định thời gian rằng: “Từ kiếp trái đất này rồi trải qua 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, hậu kiếp của Tỳ khưu Devadatta sẽ trở thành Đức Phật Độc Giác có danh hiệu Đức Phật Độc Giác Aṭṭhissara”.
* Trường hợp Đức vua Ajātasattu đã nghe lời khuyên dụ của Tỳ khưu Devadatta, Đức vua đã giết Phụ hoàng Bimbisāra. Khi nghe tin Tỳ khưu Devadatta bị hút sâu vào trong lòng đất, Đức vua Ajātasattu phát sinh tâm hoảng sợ, biết ăn năn hối lỗi.
Đức vua ngự đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi xin sám hối nơi Đức Thế Tôn về tội giết Vua cha của mình. Đức Thế Tôn chứng minh lời sám hối của Đức vua xong, Ngài thuyết pháp tế độ Đức vua. Nếu Đức vua Ajātasattu không phạm ác nghiệp vô gián giết cha, thì ngay tại nơi ấy, Đức vua có thể chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. Nhưng Đức vua đã phạm ác nghiệp vô gián giết cha, cho nên không thể chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. Đức vua kính xin thọ phép quy y Tam Bảo trở thành người cận sự nam trong giáo pháp của Đức Phật.
Từ đó về sau, Đức vua Ajātasattu có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hết lòng phụng sự cúng dường Tam Bảo.
Thật vậy, Đức vua Ajātasattu đã hộ độ 500 vị Thánh Arahán có Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa chủ trì trong kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải lần thứ nhất tại động Satta–paṇṇi gần kinh thành Rājagaha, sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn khoảng 3 tháng 4 ngày, suốt 7 tháng mới hoàn thành trọn bộ Tam Tạng và Chú giải.
Đức vua Ajātasattu có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hộ độ chư Tỳ khưu Tăng cho đến trọn đời. Sau khi Đức vua Ajātasattu băng hà, lẽ ra ác nghiệp vô gián (giết cha) cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ do bị thiêu đốt suốt nhiều đại kiếp trái đất, nhưng Đức vua đã biết ăn năn hối lỗi, ngự đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin sám hối những tội lỗi của mình; đặc biệt kính xin thọ phép quy y Tam Bảo. Từ đó về sau, Đức vua có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tạo mọi phước thiện hộ trì Tam Bảo cho đến trọn đời. Chính nhờ mọi thiện nghiệp ấy làm giảm bớt tiềm năng cho quả tái sinh của ác nghiệp vô gián (giết cha), thay vì phải tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, thì tái sinh kiếp kế tiếp trong địa ngục nhỏ nồi đồng sôi Lohakumbhī, chịu khổ trong địa ngục nhỏ nồi đồng sôi suốt 60.000 năm.
Đức Phật dạy rằng:
“Sau khi Đức vua Ajātasattu băng hà, ác nghiệp vô gián (giết cha) cho quả tái sinh trong địa ngục nồi đồng sôi từ miệng nồi chìm xuống đến đáy nồi suốt 30.000 năm, rồi từ đáy nồi nổi lên đến miệng nồi suốt 30.000 năm, mới mãn quả của ác nghiệp vô gián ấy. Do nhờ thiện nghiệp cho quả tái sinh trở lại làm người, hậu kiếp của Đức vua Ajātasattu xuất gia sẽ trở thành Đức Phật Độc Giác có danh hiệu: Đức Phật Độc Giác Vijitāvī”.
Như vậy, ác nghiệp vô gián tuy là trọng tội chắc chắn sẽ cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, mà không có nghiệp nào có khả năng ngăn cản được, nhưng còn có thời gian mãn hạn quả của ác nghiệp vô gián ấy, rồi thiện nghiệp khác cho quả tái sinh làm người, mọi thiện nghiệp lại có thể phát triển không có gì làm trở ngại.
Còn ác nghiệp tà kiến cố định cũng chắc chắn sẽ cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, nhưng khó có thời gian mãn hạn quả của ác nghiệp tà kiến cố định ấy.
Do đó, ác nghiệp tà kiến cố định nặng hơn 5 ác nghiệp vô gián.
Thật vậy, trường hợp tiền kiếp của Ngài Đại đức Mahā–moggallāna là người con trai duy nhất chí hiếu đối với cha mẹ bị mù đôi mắt. Hằng ngày, sáng sớm người con lo cơm nước cho cha mẹ ăn, giặt giũ quần áo,… xong mọi công việc trong nhà, rồi mới đi ra ngoài lo công việc đồng áng. Chiều về, người con lo tắm rửa cho cha mẹ,… Cha mẹ thấy con vất vả như vậy, nên muốn tìm cho con một người vợ để lo giúp đỡ công việc trong nhà, nhưng người con trai một mực từ chối. Cha mẹ cứ khuyên dạy như vậy nhiều lần, nếu không vâng lời cha mẹ, thì sợ cha mẹ sẽ buồn, cho nên bất đắc dĩ, người con phải chịu lấy vợ cho cha mẹ vui. Người vợ lo phục vụ cho cha mẹ chồng được một thời gian ngắn, sau đó, nàng bịa đặt chuyện nói xấu cha mẹ chồng.
Người vợ than vãn với người chồng rằng:
– Em chịu đựng không nổi với cha mẹ anh. Em không thể sống chung cùng với cha mẹ của anh được nữa….
Mặc dù người chồng khuyên lơn, năn nỉ vợ, nhưng người vợ vẫn khăng khăng cự tuyệt không chịu sống chung với cha mẹ của mình. Để chiều theo ý vợ, người con thưa với cha mẹ rằng:
– Thưa cha mẹ, từ lâu rồi, cha mẹ chưa đi thăm người bà con ở xóm bên kia, xin cha mẹ lên ngồi trên chiếc xe bò, con sẽ đưa cha mẹ đến thăm người bà con ấy.
Hai ông bà mù tin lời của người con lên xe, người con đưa cha mẹ đến khu rừng, rồi thưa với cha mẹ rằng:
– Thưa cha mẹ, khoảng khu rừng này thường có nhiều bọn cướp đón đường cướp của giết người, xin cha mẹ ngồi trên xe để con xuống đi thăm dò đường.
Người con xuống xe, một lát sau quay trở lại giả làm bọn cướp đến đánh đập cha mẹ già mù đến chết, rồi bỏ xác ở trong rừng.
Người con phạm ác nghiệp vô gián giết cha, giết mẹ. Sau khi người con chết, ác nghiệp vô gián giết cha, giết mẹ ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci chịu khổ bị thiêu đốt suốt nhiều đại kiếp trái đất trong địa ngục ấy.
Đến thời gian mãn quả của ác nghiệp vô gián ấy, do nhờ thiện nghiệp đã được tạo trong những kiếp quá khứ cho quả tái sinh trở lại làm người. Người ấy đã tạo mọi thiện nghiệp nhất là 10 pháp hạnh ba–la–mật, cho nên hậu kiếp của người con trai giết cha, giết mẹ trong kiếp quá khứ ấy, nay là tu sĩ ngoại đạo Kolita, sau đó xuất gia trở thành Tỳ khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama, có tên gọi theo dòng dõi là Ngài Đại đức Mahāmoggallāna. Ngài thực hành thiền tuệ, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán cùng với Tứ tuệ phân tích, đặc biệt chứng đắc Lục thông. Đức Phật tuyên dương: “Ngài Đại đức Mahāmoggallāna là bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn của Đức Phật xuất sắc nhất về thần thông trong hàng Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật”
1.2 Thiện Nghiệp Trọng Yếu
Thiện nghiệp trọng yếu có 2 loại:
a– Sắc giới thiện nghiệp có 5 loại.
b– Vô sắc giới thiện nghiệp có 4 loại.
a) Sắc giới thiện nghiệp
Sắc giới thiện nghiệp có 5 loại, đó là tác ý tâm sở đồng sinh với 5 sắc giới thiện tâm, mà 5 sắc giới thiện tâm đó là 5 bậc thiền hữu sắc.
* 5 bậc thiền hữu sắc
Đệ nhất thiền hữu sắc có 5 chi thiền là hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc và định.
Đệ nhị thiền hữu sắc do nhờ diệt được chi thiền hướng tâm, còn lại 4 chi thiền là quan sát, hỷ, lạc và định.
Đệ tam thiền hữu sắc do nhờ diệt được chi thiền quan sát, còn lại 3 chi thiền là hỷ, lạc và định.
Đệ tứ thiền hữu sắc do nhờ diệt được chi thiền hỷ, còn lại 2 chi thiền là lạc và định.
Đệ ngũ thiền hữu sắc do nhờ thay đổi chi thiền lạc bằng chi thiền xả, nên cũng có 2 chi thiền là xả và định.
Đó là 5 bậc thiền hữu sắc đối với hành giả thuộc hạng mandapuggala có trí tuệ trung bình.
Đối với hành giả thuộc hạng tikkhapuggala có trí tuệ sắc bén, nhanh nhẹn, thiền hữu sắc chỉ có 4 bậc như sau:
* 4 bậc thiền hữu sắc
1. Đệ nhất thiền hữu sắc có 5 chi thiền là hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc và định.
2. Đệ nhị thiền hữu sắc do nhờ diệt được 2 chi thiền hướng tâm và quan sát cùng một lúc, còn lại 3 chi thiền là hỷ, lạc và định.
3. Đệ tam thiền hữu sắc do nhờ diệt được chi thiền hỷ, còn lại 2 chi thiền là lạc và định.
4. Đệ tứ thiền hữu sắc do nhờ thay đổi chi thiền lạc bằng chi thiền xả, nên cũng có 2 chi thiền là xả và định.
Thiền hữu sắc tính theo 5 bậc thiền hoặc tính theo 4 bậc thiền khác nhau ở đệ nhị thiền hữu sắc như sau:
– Đối với hành giả có trí tuệ bậc trung (mandapuggala), thực hành thiền định có khả năng chứng đắc đệ nhất thiền hữu sắc có 5 chi thiền là hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc và định.
Hành giả tiếp tục phát triển thiền định, do nhờ diệt được chi thiền hướng tâm, nên chứng đắc đến đệ nhị thiền hữu sắc, còn 4 chi thiền là quan sát, hỷ, lạc và định…
– Đối với hành giả có trí tuệ bậc thượng (tikkhapuggala), thực hành thiền định có khả năng chứng đắc đệ nhất thiền hữu sắc có 5 chi thiền là hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc và định giống như hành giả có trí tuệ bậc trung.
Nhưng hành giả tiếp tục thiền định, do nhờ diệt được 2 chi thiền hướng tâm và quan sát cùng một lúc, nên chứng đắc đệ nhị thiền hữu sắc, còn lại 3 chi thiền là hỷ, lạc và định…
Do đó, thiền hữu sắc tính 5 bậc thiền hữu sắc hoặc tính 4 bậc thiền hữu sắc như vậy.
* Quả của 5 hoặc 4 sắc giới thiện nghiệp:
5 bậc thiền hữu sắc thiện tâm đó là 5 sắc giới thiện tâm có quả là 5 sắc giới quả tâm.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc thiện tâm, từ đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc giới thiện tâm; và có khả năng giữ gìn và duy trì đủ 5 bậc thiền sắc giới thiện tâm ấy cho đến lúc lâm chung.
Sau khi hành giả chết, thì chỉ có đệ ngũ thiền sắc giới thiện tâm sinh quả là đệ ngũ thiền sắc giới quả tâm làm phận sự cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới đệ tứ thiền, có 7 cõi, tùy theo hạng người và tùy theo năng lực của đệ ngũ thiền sắc giới thiện tâm ấy như sau:
– Nếu hành giả là hạng phàm nhân, bậc Thánh Nhập Lưu và bậc Thánh Nhất Lai, thì đệ ngũ thiền sắc giới quả tâm cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới Quảng Quả Thiên, có tuổi thọ 500 đại kiếp trái đất.
– Nếu hành giả là hạng phàm nhân, khi chứng đắc đến đệ ngũ thiền sắc giới thiện tâm do năng lực tâm nhàm chán danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn); sau khi hành giả chết, thì đệ ngũ thiền sắc giới quả tâm không làm phận sự cho quả tái sinh kiếp kế tiếp mà sắc pháp gọi là jīvitanavakakalāpa (nhóm sắc pháp có sắc mạng chủ là thứ 9) làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới Vô Tưởng Thiên. Vị Phạm thiên này chỉ có nhất uẩn là sắc uẩn mà thôi, không có 4 danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn), có tuổi thọ cũng 500 đại kiếp trái đất.
– Nếu hành giả là bậc Thánh Bất Lai chứng đắc các bậc thiền hữu sắc thiện tâm, từ đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc giới thiện tâm; thì chỉ có đệ ngũ thiền sắc giới quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới Phước Sinh Thiên, có 5 cõi tùy theo năng lực của 5 pháp chủ (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ) từ thấp đến cao như sau:
Tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi Vô Phiền Thiên do năng lực của tín pháp chủ, có tuổi thọ 1.000 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi Vô Nhiệt Thiên do năng lực của tấn pháp chủ, có tuổi thọ 2.000 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi Thiện Hiện Thiên do năng lực của niệm pháp chủ, có tuổi thọ 4.000 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi Thiện Kiến Thiên do năng lực của định pháp chủ, có tuổi thọ 8.000 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi Sắc Cứu Cánh Thiên do năng lực của tuệ pháp chủ, có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.
Như vậy nếu hành giả chứng đắc đủ 5 bậc thiền sắc giới thiện tâm, sau khi hành giả chết, chỉ có đệ ngũ thiền sắc giới quả tâm cao nhất làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp 1 trong 7 cõi mà thôi.
Còn lại 4 bậc thiền sắc giới thiện tâm bậc thấp đều trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma) vĩnh viễn không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc thiện tâm từ đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm cho đến đệ tứ thiền sắc giới thiện tâm, sau khi hành giả chết, thì chỉ có đệ tứ thiền sắc giới quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới đệ tam thiền, có 3 cõi, tùy theo năng lực của bậc thiền ấy như sau:
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Thiểu Tịnh Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc hạ, có tuổi thọ 16 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Vô Lượng Tịnh Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc trung, có tuổi thọ 32 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Biến Tịnh Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc thượng, có tuổi thọ 64 đại kiếp.
Còn lại 3 bậc thiền hữu sắc bậc thấp đều trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma) vĩnh viễn không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc thiện tâm từ đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm, đệ nhị thiền sắc giới thiện tâm cho đến đệ tam thiền sắc giới thiện tâm, sau khi hành giả chết, thì đệ nhị thiền sắc giới quả tâm và đệ tam thiền sắc giới quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới đệ nhị thiền có 3 cõi, tùy theo năng lực của bậc thiền ấy như sau:
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Thiểu Quang Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc hạ, có tuổi thọ 2 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Vô Lượng Quang Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc trung, có tuổi thọ 4 đại kiếp.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Quang Âm Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc thượng, có tuổi thọ 8 đại kiếp.
Còn đệ nhất thiền hữu sắc trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma) vĩnh viễn không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm, sau khi hành giả chết, đệ nhất thiền sắc giới quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời sắc giới đệ nhất thiền có 3 cõi, tùy theo năng lực của bậc thiền ấy như sau:
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Phạm Chúng Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc hạ, có tuổi thọ 1/3 a–tăng–kỳ kiếp trụ trái đất.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Phạm Phụ Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc trung, có tuổi thọ 1/2 a–tăng–kỳ kiếp trụ trái đất.
Tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng Đại Phạm Thiên do năng lực 5 pháp chủ bậc thượng, có tuổi thọ 1 a–tăng–kỳ kiếp trụ trái đất.
b) Vô sắc giới thiện nghiệp
Vô sắc giới thiện nghiệp có 4 loại, đó là tác ý tâm sở đồng sinh với 4 vô sắc giới thiện tâm, mà 4 vô sắc giới thiện tâm là 4 bậc thiền vô sắc:
Trường hợp hành giả thực hành thiền định, sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền hữu sắc xong, rồi tiếp tục thực hành thiền định có khả năng chứng đắc 4 bậc thiền vô sắc tuần tự như sau:
Đệ nhất thiền vô sắc thiện tâm, gọi là không vô biên xứ thiền thiện tâm có 2 chi thiền: Xả và định.
Đệ nhị thiền vô sắc thiện tâm, gọi là thức vô biên xứ thiền thiện tâm có 2 chi thiền: Xả và định.
Đệ tam thiền vô sắc thiện tâm, gọi là vô sở hữu xứ thiền thiện tâm có 2 chi thiền: Xả và định.
Đệ tứ thiền vô sắc thiện tâm, gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền thiện tâm có 2 chi thiền: Xả và định.
4 bậc thiền vô sắc thiện tâm này đều có 2 chi thiền xả và định giống nhau, nhưng đối tượng của mỗi bậc thiền là hoàn toàn khác nhau.
* Quả của 4 vô sắc giới thiện nghiệp:
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền vô sắc thiện tâm từ không vô biên xứ thiền thiện tâm cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền thiện tâm, sau khi hành giả chết, thì chỉ có phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên tột đỉnh, có tuổi thọ lâu dài nhất trong tam giới 84.000 (tám mươi bốn ngàn) đại kiếp trái đất.
Còn lại 3 vô sắc giới thiện nghiệp bậc thấp đều trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma) vĩnh viễn không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền vô sắc thiện tâm từ không vô biên xứ thiền thiện tâm cho đến vô sở hữu xứ thiền thiện tâm, sau khi hành giả chết, thì chỉ có vô sở hữu xứ thiền quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời Vô Sở Hữu Xứ Thiên, có tuổi thọ 60.000 (sáu mươi ngàn) đại kiếp trái đất.
Còn lại 2 vô sắc giới thiện nghiệp bậc thấp đều trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma) vĩnh viễn không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền vô sắc thiện tâm từ không vô biên xứ thiền thiện tâm cho đến thức vô biên xứ thiền thiện tâm, sau khi hành giả chết, thì chỉ có thức vô biên xứ thiền quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời Thức Vô Biên Xứ Thiên, có tuổi thọ 40.000 (bốn mươi ngàn) đại kiếp trái đất.
Còn lại không vô biên xứ thiền thiện nghiệp trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma) vĩnh viễn không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.
Nếu hành giả thực hành thiền định có khả năng chứng đắc không vô biên xứ thiền thiện tâm, sau khi hành giả chết, thì không vô biên xứ thiền quả tâm làm phận sự tái sinh kiếp kế tiếp trong tầng trời Không Vô Biên Xứ Thiên, có tuổi thọ 20.000 (hai mươi ngàn) đại kiếp trái đất.
Nguồn trích dẫn: Nghiệp và Quả Của Nghiệp Tỳ khưu Hộ Pháp
Bài viết liên quan
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào? Đặt Niềm Tin Vào Đâu?, Web, FB
- Cả Tin, Dễ Dãi, Nông Cạn, Hồ Đồ, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
- Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, FB
- Who Am I, Ta Là Ai, Web, FB
- Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, FB
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
- Qui Y Tam Bảo (Tisaraṇagamana), Web, FB
- Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
- Ngày Đầu Năm Mới Canh Tý Tốt Lành, Web, FB
- Bố Thí Cúng Dường Tại Gia, Web, FB
- Các Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
- Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới Quả Xấu Ác Nghiệp Phạm Ngũ Giới, Web, FB
- Sát Sinh, Web, FB
- Cá Và Thịt Có Được Phép Thọ Dụng Không?Ba Điều Tuyệt Đối Thanh Tịnh Là Gì?Mười Loại Thịt Không Được Phép Thọ Dụng Là Gì?, Web, FB
- Ăn Chay Là Tu, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh Dẫn Chúng Ta Tới Đâu?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
- Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
- Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào?, Web, FB
- Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
- Như Bóng Không Rời Hình, Web, FB
- Như Nước Nhỏ Từng Hạt, Rồi Bình Cũng Đầy Tràn., Web, FB
- Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, Web, FB
- Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, Web, FB
- Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
- Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
- Phước Thiện – Puñña, Web, FB
- Nhà Bao Việc, Web, FB
- Thời Gian: Ai Cũng Chỉ Có 24H Mỗi Ngày!, Web, FB
- 10 Thiện Nghiệp Là Gì, Web, FB
- Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào, Web, FB
- Cúng Dường Là Gì, Web, FB
- Lợi Ích Của Bố Thí Cúng Dường Là Gì?, Web, FB
- Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
- Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
- Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào?, Web, FB
- Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
- Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không, Web, FB
- Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
- Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
- Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
- Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
- Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
- Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB
- Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
- Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
- Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube
- Ngu Thì Khổ, Web, FB
- Làm Thế Nào Để Thoát Chuyện Buồn Phiền Ngang Trái?, Web, FB
- Tôi Chấp Nhận Hay Tôi Buông Bỏ Có Phải Là Giải Thoát?, Web, FB
- Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ? Có Lối Thoát Hay Không Có Lối Thoát?, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
- Khổ – Dukkha, Web, FB
- Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
- Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
- Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
- Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
- 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
- Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
- Bát Thánh Đạo, Web, FB
- Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng:, Web, FB
- Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (PaṭicCaSamupPāda – Depending Arising), Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (ṬhānāṭhāNa – Possible And Impossible), Web, FB
- Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (PaṭicCaSamupPāda – Depending Arising), Web, FB
- “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, FB
- Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, FB
- Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
- Kinh 7 Trạm Xe, Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
- Đức Phật Đã Có Suy Nghĩ Gì Trước Khi Xuất Gia?, Web, FB
- Ai Là Bhikkhu – Tỳ Khưu, Web, FB
Lễ Xuất Gia Thọ Giới Tỳ Khưu
- Bài 1/4 – Thầy Tế Độ – Ācariyupajjhāya, Web, FB
- Bài 2/4 – Xét Hỏi Sa Di), Web, FB
- Bài 3/4 -Tuyên Ngôn & Thành Sự Ngôn, Web, FB
- Bài 4/4 – Bốn Pháp Nương Nhờ & Bốn Pháp Không Nên Hành, Web, FB
- Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
- Đạt Tới Cái Khó Đạt Tới, Web, FB
- Mười Pháp Mà Bậc Xuất Gia Phải Quán Tưởng Thường Xuyên., Web, FB
- Như Thế Nào Là Tỳ Khưu Giới Hạnh Đầy Đủ?, Web, FB
- Thế Nào Là Bốn Điều Đáng Sợ Hãi Chờ Đợi Những Người Xuất Gia?, Web, FB
- Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
- Vì Sao Tỳ Kheo Sinh Sống Bằng Nghề Hèn Hạ Nhất Là Nghề Khất Thực – Ăn Xin?, Web, FB
- Tỳ Khưu Đảnh Lễ Những Ai?, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
- Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
- Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
- Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
- Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
- Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
- Như Thế Nào Là Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn Để Đạt Tuệ-Paññā Đoạn Tận Lậu Hoặc-Āsavānaṃ?, Web, FB
- Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
- Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
- Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ. Chánh Định Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ., Web, FB
- Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
- Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
- Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
- Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
- (09) Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
- Hiềm Hận Cần Được Trừ Khử Như Thế Nào?, Web, FB
- Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
- Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB
- Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
- Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
- Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, FB
- Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, FB
- Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, FB
- Video Tụng Kinh Rải Tâm Từ, Youtube
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì? Ưu Tiên Đối Tượng Nào?, Web, FB